Doanh nghiệp tư nhân không thể lớn hay không muốn lớn – Vì sao?

Sáng ngày 22/11, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Phó Tổng Giám đốc Trần Uyên Phương, đã tham dự tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân phát triển”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức. Với mục tiêu tập trung làm rõ vai trò, đóng góp của khối doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế, các khách mời tham dự cùng thảo luận và tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Doanh nghiệp tư nhân không thể lớn hay không muốn lớn – Vì sao?” Bên cạnh đó, các ý kiến phân tích về lợi thế của doanh nghiệp tư nhân, về bài học từ những doanh nghiệp đầu đàn.

TS Đỗ Chí Nghĩa – Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân phát biểu khai mạc Tọa đàm: “Tôi mong muốn  các đại biểu quốc hội, có các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và đặc biệt là các doanh nghiệp tại đây sẽ có những chia sẻ thẳng thắn, chỉ rõ, nói thẳng những bất cập, vướng mắc từ cơ chế, chính sách, từ cách hành xử, từ tâm lý xã hội để chúng ta tháo gỡ và thật sự tạo đà cho doanh nghiệp phát triển”.

Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã và đang có những thay đổi như thế nào?

Theo Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, đến nay đã có đế 600.000 doanh nghiệp, dự kiến sẽ lên 1 triệu doanh nghiệp tới năm 2020. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được vì mỗi năm nước ta tăng thêm ít nhất trên 100.000 doanh nghiệp đăng ký mới và đổi mới doanh nghiệp cũ cũng trở thành doanh nghiệp mới.

Doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra gần 40% GDP, trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp thì khu vực tư nhân tạo ra trên 62% việc làm mới tính đến năm 2016.

Có thể nói, doanh nghiệp tư nhân không phải chỉ là vốn mà giải quyết việc làm cho lao động vẫn là lực lượng chủ yếu. Trong năm 2017, số doanh nghiệp mới đăng ký là 137.000, tăng 15,2% và tăng 45,5% vốn đăng ký mới so với năm 2016. Từ năm 2015 – 2017, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng mỗi năm là 15,5%, vốn đăng ký mới tăng 46,5%.

Ông Lưu Bích Hồ, chuyên gia kinh tế

Về vốn đầu tư, năm 2017 vốn của khu vực tư nhân chiếm 40,5% trong tổng nguồn vốn của xã hội và tăng đến 16,8% so với năm trước. Trong khi khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 23,8% tổng vốn và tăng 12,8% so với năm trước.

Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng vốn ngoài nhà nước vẫn tăng đến 17,7%, so với bình quân trước là hơn được 1% so với cùng kỳ của năm 2017. Nếu tính từ năm 2016 – 2018, khu vực tư nhân chiếm bình quân 40,8% tổng vốn so với giai đoạn 2011 – 2015 là có 38,3%. Con số trên đã nói lên cụ thể hơn, rõ ràng hơn động lực của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đã và đang tiếp tục phát huy ngày càng nhiều hơn, ngày càng quan trọng hơn.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ nói: “Trong khía cạnh khác, bên cạnh một số doanh nghiệp rất lớn như Vingroup, FLC, Trường Hải, TH TrueMilk, Hòa Phát, đặc biệt là doanh nghiệp Tân Hiệp Phát, là đơn vị rất nổi bật vai trò của mình trong việc cạnh tranh và hội nhập với bên ngoài.Tôi thấy rằng, khu vực kinh tế tư nhân nói chung tham gia thị trường cũng có số vốn không phải chỉ là những doanh nghiệp lớn mà đại bộ phận mới đăng ký là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mỗi năm, vốn bình quân để đăng ký thêm đã tích dần lên. Trước đây, dưới 10 tỷ đồng 1 doanh nghiệp, bây giờ đã lên trên 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp tư nhân không phải càng ngày càng nhỏ đi, mà thực sự là đăng ký mới đã tăng lên, số bổ sung vốn vào so với các doanh nghiệp đã có thì mỗi năm gấp nhiều lần số vốn đăng ký mới, để thấy rõ khu vực vừa và nhỏ của chúng ta cũng ngày càng lớn”.

Doanh nghiệp tư nhân không muốn lớn hay không thể lớn – Vì sao?

Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, đã thẳng thắng chia sẻ về câu hỏi này: “Ở đây có hai khía cạnh không thể lớn và không muốn lớn. Thứ nhất, vì sao không thể lớn. Theo thống kê của thế giới, các DN trong vòng 5 năm đầu hình thành thì sau 5 năm 95% sẽ thất bại, chỉ sống sót được 5%. Từ 5% đó họ mới tăng trưởng lên 15, 20 năm. Do vậy, số DN hiện nay tồn tại trên 150 năm trên thế giới rất hiếm. Đó là một trong những yếu tố để thấy rằng muốn lớn cũng không thể lớn được vì lý do nguồn lực và năng lực. Tất cả các DN đều bị một giới hạn là người lãnh đạo. Người lãnh đạo có thể phát triển được tới đâu thì DN sẽ tăng trưởng lên tới đó. Người đứng đầu là “cái nóc của cả cái bình”, nếu họ không tự phát triển, không tự thay đổi tư duy thì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của DN. Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ là người kìm hãm DN phát triển.Có rất nhiều chủ đề có thể thảo luận vấn đề này. Riêng tôi, tôi cho rằng có một yếu tố đang trở thành đề tài nóng bỏng là DN gia đình. Hiện rất ít người biết DN gia đình chiến 60-70% các DN. Có nhiều quốc gia chiếm 90%. Riêng với Việt Nam, đến giai đoạn hiện nay, đa số các DN tầm 20 năm đến 30 năm thì bắt đầu chuyển sang thế hệ thứ hai hoặc các mô hình kinh doanh khác như lên sàn chứng khoán. Đó chính là những cái họ phải thay đổi.

Riêng đối với Tân Hiệp Phát, để chuẩn bị quá trình thay đổi chúng tôi đã phải làm rất nhiều. Đó là một trong những lý do tôi viết cuốn sách, chúng tôi muốn chia sẻ, chúng tôi muốn học hỏi, để làm sao chúng tôi có thể lớn hơn nữa, làm sao chúng tôi có thể đem một thương hiệu ra thế giới. Nói thì nghe rất đơn giản nhưng để làm được thì rất khó. Đem một thương hiệu ra thế giới không phải là chuyện đơn giản. Nếu chỉ là xuất khẩu, nếu đơn thuần là mang nước đi bán thì là câu chuyện khác. Nếu thực sự muốn mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu ở những thị trường các DN khác đã tồn tại sẵn rồi. Chưa nói đến chuyện thắng được ở thị trường Việt Nam đã khó, đưa được ra nước ngoài thì vô cùng khó. Bên cạnh những yếu tố như tăng trưởng vốn đầu tư, xây dựng việc làm, còn một yếu tố nữa là phải giới thiệu với thế giới về Việt Nam thông qua những sản phẩm của Việt Nam. Đó chính là người bán hàng hiệu quả nhất.

Đối với Tân Hiệp Phát, trong vòng 5-7 năm vừa qua chúng tôi phải kìm hãm sự tăng trưởng. Lý do chúng tôi kìm hãm sự tăng trưởng vì chúng tôi nhìn thấy bộ máy sắp sửa đến lúc phải được tăng cường năng lực thì mới đi lên được vị trí cao hơn. Đó cũng là một bài toán, khi phát triển đến một mức độ nào đó thì sẽ phải trả lời câu hỏi: năng lực của tổ chưc như thế nào, làm sao để đi lên? Từ năm 2012, Tân Hiệp Phát đã phải mời chuyên gia nước ngoài và những tổ chức thế giới để xây dựng cho Tân Hiệp Phát một sơ đồ tổ chức. Muốn lên doanh thu 1 tỷ đô thì sơ đồ tổ chức phải như thế nào. Điều này đã tốn của chúng tôi một thời gian khá dài, từ 2012 đến hiện nay, để chúng tôi có thể hiểu, có thể nắm bắt, có thể vận hành làm sao có thể tăng trưởng và xây dựng con người cho phù hợp với năng lực để có thể phù hợp với sơ đồ tổ chức đó; chứ không phải cứ người trong gia đình là sẽ vào được vị trí đó. Đó là những nỗ lực, cam kết rất lớn của DN. Ngoại trừ việc kinh doanh phải có lời, nhưng sau khi có lời, phải làm gì? Tiếp tục đầu tư hay tiếp tục mở rộng, tiếp tục xây dựng….

Về khía cạnh ko muốn lớn, theo tôi là vì DN sợ lớn. DN nhất phường, nhất thành phố, nhất quốc gia… mỗi lần nhất như vậy nó đòi hỏi một năng lực mới. Muốn vượt ra khỏi cái mình đang làm tốt, nhiều khi mình phải phá vỡ cái cũ. Có dám đột phá hay không? Đó là những nỗi sợ của chúng tôi bởi đột phá nào cũng có rủi ro. Nhiều nhà báo đã hỏi chúng tôi rằng: Vì sao Tân Hiệp Phát từ chối bán vào năm 2012 với giá 2,5 tỷ đô? Vì chúng tôi mong muốn có một thương hiệu Việt mang ra thế giới. Mặc dù tiền rất quan trọng nhưng không phải là tất cả, sứ mệnh, tầm nhìn của Tân Hiệp Phát đặt ra hơn thế. Nói như thế không có nghĩa là chúng tôi không sợ bởi quá trình tăng trưởng gặp rủi ro rất lớn. Tất cả mọi người đều biết Tân Hiệp Phát từng gặp rất nhiều khủng hoảng, nhưng sau mỗi khủng hoảng chúng tôi lại lớn lên, chúng tôi lại nhìn thấy được điểm yếu của bản thân, để đi tiếp

Một trong những câu chuyện báo chí phỏng vấn tôi: Vì sao Tân Hiệp Phát từ chối bán vào năm 2012 với giá 2,5 tỷ đô ? Vì chúng tôi mong muốn có một thương hiệu Việt mang ra thế giới. Vì . Mặc dù tiền rất quan trọng nhưng không phải là tất cả, sứ mệnh, tầm nhìn của Tân Hiệp Phát đạt ra hơn thế. Nói như thế không có nghĩa là chúng tôi không sợ. quá trình tăng trưởng gặp rủi ro rất lớn. Chẳng có gì là bền vững. Tất cả mọi người đều biết Tân Hiệp Phát từng gặp rất nhiều khủng hoảng. Nhưng sau mỗi khủng hoảng chúng tôi lại lớn lên. Bởi sau mỗi khủng hoảng chúng tôi lại nhìn thấy được điểm yếu của bản thân, để mà đi tiếp.”

Cần phải có các doanh nghiệp đầu đàn trong cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ông Nguyễn Văn Thân, ĐBQH, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực kinh tế tư nhân có hơn 98% là quy mô nhỏ và vừa, đóng góp 40% vào GDP. Với số liệu này, ông Nguyễn Văn Thân, Đại Biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu: “Nói về sự lớn mạnh của các tập đoàn tư nhân, tổng công ty tư nhân, tôi cho rằng, cần phải có các Doanh nghiệp (DN) đầu đàn. Vì như thế, cộng đồng DN nhỏ và vừa mới nhìn những tấm gương để noi theo, đó sẽ là những tấm gương của người Việt Nam thành công trên đất Việt Nam, bởi rõ ràng, khi người ta thành công là thành công ở nhiều mặt thì mới tạo ra doanh thu, lao động, việc làm cho đất nước. Ngoài ra, các DN đầu đàn cũng đóng vai trò tạo ra công ăn việc làm cho DN nhỏ và vừa, tức là thúc đẩy nền kinh tế phụ trợ. Tôi lấy ví dụ câu chuyện của Doanh nghiệp Tân Hiệp Phát, họ giải quyết được 4.000 lao động trả lương trực tiếp, còn lại là 10.000 lao động gián tiếp. Đây cũng là một trong những DN nộp thuế nhiều nhất cho nhà nước. Vì vậy, tôi đánh giá, muốn lớn, nhỏ, vừa như nào thì DN phải phát triển tốt, gương mẫu, tạo ra nhiều công ăn việc làm chứ không chỉ là hoạt động xã hội”.

Chung Hiếu