Tiễn ông Táo, tiễn cả những căng thẳng mệt mỏi để ‘vui như Tết’

THP/ Báo Thanh Niên

Đã tới ngày tiễn ông Công ông Táo cũng là thời điểm khởi đầu các phong tục Tết cổ truyền. Năm cũ đã đến hồi kết, năm mới đang đến gõ cửa muôn nhà. Tết này dù nhiều người không được sum vầy nhưng chẳng sao, ở đâu cũng sẽ “vui như Tết” chỉ cần ta biết tiễn đi những căng thẳng, mệt mỏi.

Vừa thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ, Phạm Lĩnh (24 tuổi, quận 6, TP.HCM) vừa lướt máy tính tìm hiểu cách bày biện mâm cúng ông Công ông Táo, xem giá các loại cá chép, chàng trai trẻ nói: “Năm nay không về quê ăn Tết nên mình sẽ tự làm mâm cúng ông Công ông Táo, làm đơn giản thôi chứ không cầu kỳ”.

Lĩnh quê Nghệ An, làm nghề truyền thông, ở một mình tại TP.HCM, anh cho biết đây là lần đầu tiên tự “xoay sở” làm mâm cúng tiễn ông Táo về trời. Theo Lĩnh, việc này không chỉ để giữ nét văn hóa truyền thống mà là dịp để tiễn những xui rủi, lo lắng, căng thẳng trong năm vừa qua và cầu mong may mắn, đủ đầy cho năm mới đang tới.

Từ hơn 1 tuần trước, Thu Huyền (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã sắm sửa cho mình đào, cúc mâm xôi,… để trang trí nhà cửa. Cũng như nhiều người khác, cô gái quê Thái Bình cho biết năm nay không về quê ăn Tết nên sắm sửa sớm cho có không khí, đỡ nhớ quê, nhớ nhà.

Căn hộ của Thu Huyền đã tràn ngập không khí ngày Tết

“Chỉ cần nhìn thấy hoa đào, cúc là thấy Tết, sắm sửa trang trí nhà cửa trông có không khí chộn rộn hẳn lên. Đi làm về tới nhà, ngồi thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ và ngắm cành đào là mọi căng thẳng, mệt mỏi tan biến”, Thu Huyền nói.

Nhiều người trẻ năm nay chọn ở lại thành phố đón Tết, phần vì khó khăn, phần vì hạn chế đi lại để phòng chống dịch đã chọn cho mình nhiều cách khác nhau để giải tỏa những căng thẳng, lo lắng trong suốt năm qua. Họ thực hiện các nghi thức truyền thống, sắm sửa những mai, đào, cúc vốn là biểu trưng của ngày Tết để cầu mong những điều tốt lành cho năm mới.

Với nhiều người trẻ như Phạm Lĩnh, Thu Huyền, có lẽ việc hiểu cặn kẽ truyền thống là một điều gì đó chưa quá cần thiết, cái quan trọng với họ trong những ngày này là dịp để bày tỏ tâm tình, hy vọng tiễn những điều không may, những lo lắng căng thẳng qua đi để năm mới đang về với những cơ hội mới, may mắn mới.

Ngày Tết không chỉ có tiễn ông Công ông Táo, không chỉ có mai, đào, cúc,… mà còn phải nhắc tới chuyện thưởng trà. Tết mà không có ấm Trà để quây quần bên nhau là không ra câu chuyện năm mới, bởi thưởng trà là truyền thống ngàn năm của người Việt.

Cách thưởng trà đã được hiện đại hóa bằng Trà Xanh đóng chai để tiện lợi giải tỏa căng thẳng mọi nơi mọi lúc.

Tết xưa là vậy, Tết nay chuyện thưởng trà đã được người trẻ làm mới hẳn để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Bây giờ nhiều người, nhất là người trẻ chọn trà đóng chai như Trà Xanh Không Độ là thức uống chính ngày Tết, họ cụng những chai Trà xanh qua màn hình điện thoại để chill online, cùng nhau giải tỏa căng thẳng mệt mỏi trong dịp “Tết 5K”. Người người, nhà nhà chọn Trà Xanh Không Độ làm món quà sức khỏe để trao gửi đi những tâm tình của mình tới người khác.

Với hợp chất EGCG và được bổ sung Vitamin C, Trà Xanh Không Độ đang là thức uống được người trẻ yêu chuộng để giải tỏa mọi căng thẳng, tươi tắn chào đón năm mới.

Thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ, ngắm hoa mai hoa đào, tiễn ông Công ông Táo trong thời khắc cuối năm đặc biệt này thật nhiều dư vị. Hương trà xanh thơm ngát như chính hương xuân mới đang về với mọi người, mọi nhà giúp chúng ta giải tỏa tâm tình, trút bỏ mọi lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi của năm cũ để an vui đón năm mới.

Nguồn: https://thanhnien.vn/tien-ong-tao-tien-ca-nhung-cang-thang-met-moi-de-vui-nhu-tet-post1424250.html